Skip to main content
Ref ID: 21334
Ref Type: Book (Edited)
Editors: Reinecke, Andreas
Nguyễn Thị Thanh Luyến,
Title: Das alte Vietnam. Auf den Spuren des Abbé Charles-Thomas de Saint-Phalle in Tunkin
Date: 2007
Place of Publication: Wiesbaden, Germany
Publisher: Reichert Verlag
Language: German
English abstract
Vietnamese abstract
Abstract: In 1779, the German scholar Heinrich August Ottokar Reichard translated the French book “Histoire naturelle, civile et politique du Tonquin” of Jérôme Richard, which had been printed the year before in Paris. The Abbé Richard’s book was itself a published version of the records of the missionary Charles-Thomas de Saint-Phalle, who stayed in Vietnam from about 1730 to 1738. While both the Abbés Saint-Phalle and Richard dedicated a large part of their French accounts to missionary work, the German translator Reichard concentrated his 230 page book, “Sittliche und natürliche Geschichte von Tunkin” on all the information about the country concerning people, customs and rites, history, trade and handicrafts. Thanks to this selective work, the German readership at the end of the 18th century gained for the first time a widespread and extensive knowledge about this virtuallyy unknown country. Reichard was a known author and translator of his time, recognised above all for writing theatre plays and tourist guides. From 1775 to 1815, he was the private librarian of the Duke Ernst II of Sachsen-Gotha-Altenburg in Gotha / Thuringia in Central Germany. At the same time, from 1775 to 1779, he became involved in running the ducal castle theatre in Gotha - the first theatre in Germany with a firmly employed actor's group. Reichard was the last director of this theatre, and after it was closed in 1779 he began writing his ‘Tunkin translation’. Today, only a few copies of this book still exist in Germany, and this interesting record of northern Vietnam is largely forgotten. We have therefore published a new, richly commentated edition, illustrated with more than 100 old pictures from northern Vietnam. In this new edition we follow the origin of this informative record about Tunkin in the 18th century and introduce the three European authors-Saint-Phalle, Richard and Reichard. We have tried to provide an impression of the value of this text among other historical records of the 17-19th centuries about Vietnam, by quoting textual passages as examples and by comparison with other records. No other Vietnamese or foreign-language record of the 18th century provides so much extensive and precise information about the everyday life, crafts, trade, customs and rites of the premodern Vietnamese people as this book. This history of Tunkin from the viewpoint of three Europeans is a comprehensive description stamped by curiosity, but is of course not entirely consistent in the search for objectivity. All three men felt obliged to the western culture they were from, and saw themselves as representative of the spiritual progress of the Age of the Enlightenment, viewing Tunkin from outside as an exotic, developing country. Thus, some passages about the otherness of the mentality, abilities or customs of the Vietnamese consequently get stuck in pejorative description. Nevertheless, the result is a multi-faceted picture of this country 10,000 km from Germany, with a fullness of information about life in the 18th century that could hardly be better conceived. Vào năm 1779 một tác giả người Đức tên là Heinrich August Ottokar Reichard đã dịch cuốn sách từ tiếng Pháp về Tunkin (Miền Bắc Việt Nam ngày nay. Ngày xưa tiếng Việt gọi là Đàng Ngoài) „Histoire naturelle, civile et politique du Tonquin“ in tại Paris năm 1778 sang tiếng Đức. Cuốn sách mà độc giả đang cầm trên tay chính là bản tiếng Đức ấy được chúng tôi chọn công bố lại. Tác giả cuốn sách tiếng Pháp là Tu viện trưởng Jérôme Richard, người Pháp. Ông J. Richard đã dùng các bản ghi chép của nhà truyền giáo Charles-Thomas de Saint-Phalle, người từng làm việc ở Đàng Ngoài từ năm 1730 đến 1738. Do ảnh hưởng của công việc và bổn phận với giáo hội cả Tu viện trưởng Richard và nhà truyền giáo Saint-Phalle viết rất nhiều trang mô tả công việc và các nghi thức truyền giáo. Thế nhưng, trong quá trình biên dịch Reichard đã cắt bớt những chi tiết luôn lặp lại trong các hoạt động tôn giáo. Chúng tôi đã đối chiếu cả hai bản gốc của hai cuốn sách với nhau. Qua đó thấy rằng cuốn tiếng Pháp nhấn mạnh đến yếu tố truyền giáo và cuốn dịch lại của Reichard tập trung vào những thông báo về đất nước, phong cảnh, lịch sử, nghề nghiệp và phong tục tập quán của người dân Việt. Ngoài phần lược bỏ đó Reichard đã làm việc rất chính xác trên nguyên tác. Dịch giả Reichard cũng đặt cho cuốn sách tựa đề mới „Sittliche und natürliche Geschichte von Tunkin“ (Lịch sử phong tục và tự nhiên của Đàng Ngoài). Quyển sách dịch này là tài liệu chân thực sớm nhất được giới thiệu đến độc giả Đức về nước Việt Nam kỳ lạ và ở một nơi xa xôi trong thế kỷ 18. Reichard là một tác giả nổi tiếng. Ông viết nhiều kịch bản cho nhà hát riêng của Công tước Ernst II ở thành phố Gotha thuộc bang Thueringen, miền Trung nước Đức. Đây là nhà hát đầu tiên ở Đức có đội ngũ diễn viên biểu diễn thường xuyên và được nhận lương chính thức trong các năm 1775-1779. Từ năm 1775 đến 1815, Reichard phụ trách điều hành thư viện của Công tước Ernst II. Trong thời gian này ông đã dịch nhiều sách từ tiếng Pháp sang tiếng Đức. Đồng thời ông cũng nằm trong nhóm tác giả tiên phong mở ra trào lưu viết sách du ký. Sách hướng dẫn du lịch của ông ra đời sớm và nhanh chóng nổi tiếng tại Đức và các nước láng giềng. Hiện nay, cuốn sách dịch nguyên bản của Reichard về Đàng Ngoài còn sót lại rất hiếm hoi và ít người được biết tới. Chúng tôi chọn in lại cuốn sách này kèm theo nhiều chú thích và minh họa bằng hơn 100 bưu ảnh cổ về miền Bắc Việt Nam ngày xưa. Chương hướng dẫn của quyển sách giới thiệu lịch sử ra đời của tài liệu sớm về Việt Nam này với sự góp sức của ba tác giả Châu Âu: Saint-Phalle, Richard và Reichard. Bằng việc làm ấy chúng tôi muốn nhận ra ấn tượng về cách tài liệu cổ ở Việt Nam vào thế kỷ 17-19 được lưu truyền đến ngày nay. Trong chương hướng dẫn cũng có một số ví dụ và so sánh với các tư liệu khác để chỉ ra giá trị lịch sử của cuốn sách này. Cả ở trong Việt Nam, cả bên ngoài Việt Nam không có một tài liệu chính xác hơn, đặc biệt có nhiều mô tả chi tiết về nghề nghiệp truyền thống, về giao thông ngày xưa như trong cuốn sách này. Trong nhóm ba tác giả làm việc với tài liệu này, Saint-Phalle là người có cái nhìn về Đàng Ngoài chân thực và sống động nhất. Tuy thế, khoảng thời gian 8 năm sống, làm việc ở Việt Nam ông cũng chưa thể tường tận hết lịch sử, tính cách và phong tục của người Việt. Mặt khác, cả ba tác giả đều xuất thân từ Pháp và Đức, họ đã có sẵn tâm thế xem nền văn hóa của mình như trung tâm văn hóa thế giới, và văn hóa, tập tục của người Việt là kỳ lạ, chưa phát triển nhiều. Vì thế, trong cuốn sách vẫn tồn tại những cảm nhận chủ quan. Đây là đặc điểm chung của các tài liệu cổ do người nước ngoài viết về một đất nước xa lạ. Có những mặt hạn chế ấy là do cách nhìn, quan điểm và sự va chạm văn hóa trong buổi đầu thiết lập sự giao lưu với nhau. Mặc dù các tác giả Châu Âu chưa thấu hiểu tất cả mọi chuyện và những điều xảy ra ở Việt Nam trong thời kỳ ấy, nhưng bằng việc quan sát, ghi chép tỉ mỉ không ai có thể phủ nhận trong cuốn sách này tồn tại rất nhiều sự thật quý báu và thú vị. Đời sống xã hội ngày xưa ở Việt Nam hiện ra trên từng trang sách sống động từ nhiều góc cạnh thường nhật nhất. Đó chính là giá trị của tài liệu này bởi các chi tiết ấy độc giả khó có thể tìm thấy trong các bộ sách chính sử.
Date Created: 3/29/2016
Page End: 263

Keywords